Thứ Hai, 19 tháng 1, 2015

Cách xử lý khi bị bỏng axít

Bị bỏng do bất kỳ loại axít nào dù đặc hay loãng cũng đều gây tổn hại đến sức khỏe của bạn. Với axít hydrofluoric (HF), chỉ cần một lượng nhỏ cũng có thể gây nguy hại đến tính mạng.


Biết cách xử lý sự cố khi tiếp xúc nhầm với axít là điều cần thiết, giúp bảo vệ cơ thể tránh bị tổn thương nghiêm trọng hơn.




Bỏng trên da

• Cởi ngay quần áo nhiễm axít hydrofluoric (HF) để hạn chế axít tiếp xúc với da.



• Ngay lập xả nước vết bỏng từ 15 phút trở lên. Lưu ý, chỉ xả nước nhẹ để không làm trôi tuột lớp da bị bỏng.



• Nhờ ai đó đưa nạn nhân tới bệnh viện. Nếu nhà ở xa hoặc vì lý do nào đó không đến bệnh viện ngay được, cần vệ sinh vết bỏng như sau:



Dùng gạc hoặc khăn bông thấm nước đá lạnh, nhẹ nhàng lau vết bỏng thật sạch rồi băng bó lại vết thương. Thay khăn mỗi 2 phút.


Cách xử lý khi bị bỏng axít

Bỏng ở mắt

• Nếu bạn bị hóa chất bắn vào mắt sẽ khá nguy hiểm, đặc biệt gây đau đớn và hoảng sợ cho người bị nạn. Việc đầu tiên cần làm là trấn tĩnh người bị nạn.Tránh tuyệt đối dụi mắt, vì dụi mắt có thể gây tổn thương thêm cho mắt.



• Rửa mắt với nhiều nước trong 30 phút. Nếu chỉ có 1 mắt bị dính hóa chất, thì không được để cho hóa chất dính sang mắt bên kia khi rửa. Nên nhớ mở rộng mí mắt khi rửa. Lưu ý không được nhỏ chanh vào mắt như cách dân gian truyền nhau, vì trong chanh có tinh axit cao càng làm vết thương nặng thêm.



• Bạn cần tới sự chăm sóc y tế, tốt nhất là nhờ bác sĩ nhãn khoa.

• Luôn chườm đá lạnh vào mắt cho đến khi được cấp cứu.



Hít phải axít hydrofluoric (HF)

• Tìm kiếm chăm sóc y tế ngay lập tức.

• Nếu nạn nhân bất tỉnh, hô hấp nhân tạo và giữ ấm cho nạn nhân.

• Đưa nạn nhân đến bệnh viện cấp cứu ngay.


Ảnh: flickr.com
Ảnh: flickr.com

Uống phải axít

• Nếu lỡ uống nhầm axít, bạn cần phải uống thật nhiều nước ngay lập tức để làm loãng axít, hạn chế tính ăn mòn và phá hủy tế bào của axít.

• Các chuyên gia y tế Mỹ khuyến cáo, chúng ta không được cố nôn axít ra ngoài vì chỉ làm cho axít có thời gian “tấn công” miệng, lưỡi, thực quản, dạ dày…một cách nghiêm trọng hơn.

• Sau khi sơ cấp cứu xong, nhanh chóng đưa bệnh nhân bỏng axít đến bệnh viện để được chăm sóc y tế kịp thời.


Dinh dưỡng khi bị bỏng axít

• Đối với bệnh nhân bị bỏng axít, nhất là trong giai đoạn nhiễm độc, nhiễm khuẩn và suy mòn bỏng phải có một chế độ ăn giàu năng lượng, giàu đạm, vitamin và chất khoáng để tăng cường sức đề kháng nhằm ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn giúp vết thương nhanh lành.


• Nên ăn nhiều cá để bổ sung axít amin và các loại axit béo quan trọng cho quá trình tổng hợp mô sợi dưới da.

• Nên ăn thức ăn nhiều kẽm như thịt bò, cua, ốc, củ cải... để nhanh lành vết thương


• Để chống nhiễm khuẩn vết thương, bệnh nhân cần ăn nhiều loại trái cây cung cấp vitamin C như bưởi, cam, chanh... Ngoài ra, vitamin C còn đóng vai trò quan trọng trong quy trình tổng hợp lớp sợi keo và sợi đàn hồi dưới da để vết thương không bị xấu; vitamin A giúp tăng tiến trình phân hóa của lớp biểu bì nhằm phủ kín vết thương.

 Theo Phụ nữ TP.HCM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét