Cảm giác yêu đương khiến cơ thể chúng ta trở nên ấm hơn, còn tâm trạng buồn khiến tứ chi của người trở nên yếu hơn.
Các nhà khoa học của Đại học Turku tại Phần Lan tuyển 700 người (gồm cả nam và nữ) để thực hiện một thử nghiệm về tác động của cảm xúc đối với cơ thể người. Họ yêu cầu các tình nguyện viên xem những phim và nghe những truyện có khả năng gây nên cảm xúc.
Sau đó nhóm chuyên gia đưa cho tình nguyện viên bản vẽ cơ thể người và yêu cầu họ tô màu vào những bộ phận mà họ cảm thấy ấm hơn hoặc lạnh hơn trong quá trình họ xem phim, nghe truyện, Proceedings of the National Academy of Sciences đưa tin.
Kết quả cho thấy, cả hai giới đều cảm thấy toàn bộ cơ thể, trừ đầu gối, trở nên ấm hơn khi họ xem phim hoặc nghe truyện về tình yêu. Có lẽ đó là lý do khiến nhiều người không đứng vững nếu họ gặp lại người yêu sau khi xa cách trong một khoảng thời gian dài. Tương tự, họ cảm thấy buồn nôn nếu truyện hoặc phim tạo ra cảm giác khinh bỉ.
Hình minh họa nhiệt độ trong cơ thể người theo từng cảm xúc cơ bản. Màu vàng tượng trưng cho mức nhiệt cao nhất. Các mức nhiệt tiếp theo bao gồm màu đỏ, xanh, tím và đen. Ảnh: PNAS |
Những cảm xúc cơ bản khác - bao gồm giận dữ và sợ hãi - làm tăng cảm xúc ở vùng ngực. Rất có thể hiện tượng đó xảy ra vì bản năng thôi thúc con người chuẩn bị cho một cuộc chiến mỗi khi chúng ta giận và sợ.
Sự trầm cảm khiến cơ thể trở nên yếu hơn, trong khi cảm giác kinh tởm tác động tới họng và ruột, khiến con người buồn nôn. Cảm giác xấu hổ tác động mạnh tới vùng mặt, còn cảm giác tự hào khiến vùng đầu và ngực trở nên ấm hơn.
Tuy nhiên, Paul Zak, một nhà nghiên cứu cao cấp của Đại học Claremont tại Mỹ, nói rằng nghiên cứu của Đại học Turku chưa hoàn hảo vì nó mới chỉ nêu hiện tượng, chứ chưa làm sáng tỏ cách thức cảm xúc tác động tới cơ thể.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét