Bạn thường nghĩ người ít nói sẽ rất tẻ nhạt, làm bạn với họ cũng rất chán. Có thật như vậy không ?
1. Người ít nói biết cách lắng nghe thật sự.
Đã
bao nhiêu lần bạn thấy mình cứ lạc lõng trong những cuộc trò chuyện với
những người xung quanh khi họ cứ mơ màng chẳng thèm để tâm đến những
lời bạn nói? Trong một thế giới mà ít ai dừng nói để lắng nghe, thật
khó để tìm một người nào đó lắng nghe và đồng cảm trong yên lặng tất cả
nỗi lòng của bạn. Ngoại trừ những người ít nói.
2. Người ít nói thích quan sát nhiều hơn, và họ sẽ không bỏ lỡ khoảnh khắc nào cả.
Trong
một thế giới luôn vận động, không dễ để tìm một người suy nghĩ sâu,
biết quan sát. Những người ít nói, mặc dù không trò chuyện nhiều, họ có
khả năng “nhìn” người, nhìn việc hơn. Cứ hỏi những người ít nói về cảm
nhận của họ thì biết, bạn hẳn sẽ ngạc nhiên vì những gì họ phản ánh.
Điều này chứng tỏ, ít nói chính là quan sát và nhận xét nhiều hơn.
3. Người ít nói nghĩ trước- phát ngôn sau.
Bạn
đã có kinh nghiệm trong việc lôi kéo mọi người trong những cuộc thảo
luận chưa? Người vốn ít nói nhất nhóm đột nhiên lên tiếng. Và chuyện gì
xảy ra? Tất cả đều lắng nghe. Với những lúc im lặng, họ dành thời gian
đó để suy nghĩ trước khi nói. Và vì vậy, họ không chỉ làm người khác ít
khó chịu hơn mà còn có thời gian để làm cho những gì họ nói trở nên
chuẩn xác. Bởi vì họ chọn lọc câu từ để khi nói ra ai cũng phải nghe
theo.
4. Người ít nói có vẻ dễ gần hơn.
Với sự ít nói, phong thái điềm đạm, những người như vậy thường được xem là những người ”bạn tâm tình” hoàn
hảo. Họ là những người có đôi tai biết lắng nghe, được tôn trọng vì khả
năng thấu cảm, sự bình tĩnh và sự nói năng cẩn thận.
5. Những lúc cô đơn họ sẽ làm việc có năng suất cao hơn.
Nhiều
người ít nói là những người sống nội tâm, họ thường bị tấn công bởi cảm
giác cô đơn. Tránh khỏi những tác động mà những người bình thường phải
gặp, những người ít nói có thể đạt được kết quả tốt từ sự tập trung từ
sự ít nói, trầm lặng của bản thân. Vì vậy, không khó để thấy những
nhân viên ít nói ngồi ở một góc yên tĩnh tập trung làm việc hàng giờ
liền.
6. Người ít nói hiếm khi nặng lời với những người khác.
Hiếm
khi to tiếng hay hành động thái quá, người ít nói ít khi làm tổn thương
người khác. Bạn sẽ khó thấy được cảnh một người bạn ít nói của mình ăn
nói cuống cuồng, một nhân viên trầm tính ca vãn về sếp. Điều đó đơn giản
là vì họ không “doạ nạt” những người xung quanh mà cố gắng để mọi chuyện nhẹ nhàng nhất có thể.
7. Sự yên lặng tạo nên sự bình tĩnh
Bạn
đã từng thấy cách những nhân viên trầm tính, ít nói đối mặt với những
dự án đầy căng thẳng chưa? Bạn sẽ thay đổi thái độ hoàn toàn vì phong
thái điềm đạm mà họ mang đến cho bạn. Những người ít nói luôn hướng tới
việc giữ bình tĩnh cho những người xung quanh.
8. Người ít nói: cô đơn và biết sử dụng sự cô đơn.
“Sự buồn tẻ và cô đơn của một cuộc sống thinh lặng kích thích một tinh thần sáng tạo” - Albert Einstein
Trong
cuộc sống hối hả, những người ít nói dễ bị quên lãng. Nhưng những người
được nhớ đến cũng không ít, họ là biên kịch, nghệ sĩ, nhạc sĩ và những
người có suy nghĩ sáng tạo, tìm ra nguồn cảm hứng từ chính một thứ và
duy nhất một thứ: sự cô đơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét