Trong xã hội hiện đại, áp lực
lớn từ công việc, cuộc sống, học tập…sẽ khiến cho con người dễ bị trầm
cảm. Trầm cảm là không chỉ là một vấn đề tâm thần mà nó còn là nguyên
nhân quan trọng dẫn đến nhiều bệnh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khỏe của con người.
Thực tế có một số loại thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày của chúng ta có thể giúp làm giảm trầm cảm.
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống liên kết chặt chẽ với một số bệnh như bệnh tim, béo phì và tiểu đường. Tuy nhiên, những gì chúng ta tiêu thụ cũng có vẻ có ý nghĩa quan trọng cho não bộ: chế độ ăn không lành mạnh có thể làm tăng nguy cơ cho các bệnh về tâm thần và thần kinh, chẳng hạn như trầm cảm và chứng mất trí, trong khi chế độ ăn khỏe mạnh có thể ngăn ngừa được những bệnh đó.
Chất béo
Quá nhiều cholesterol là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim mạch và đột quỵ. Tuy nhiên, nếu mức cholesterol rất thấp, nó sẽ gây mệt mỏi và lâu ngày trở thành mãn tính. Hơn nữa, nó cũng là một trong những nguyên nhân của rối loạn tâm thần. Do đó, bạn nên chú ý để duy trì lượng cholesterol bình thường trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Ngoài ra, dầu cá là nguồn thức ăn tốt của các axit béo không bão hòa. Nghiên cứu y học đã chứng minh rằng nó có hiệu lực y tế trên một loạt các bệnh như bệnh tim, cao huyết áp, ung thư đường tiêu hóa, bệnh vẩy nến, và viêm khớp dạng thấp.
Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy uống dầu cá có thể cải thiện trầm cảm và lo âu. Do vậy nó cũng rất hiệu quả trong điều trị trầm cảm.
Quả mọng
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, Polyphenols, cụ thể là anthocyanins, được tìm thấy trong quả và trái cây đậm màu và các loại rau có thể làm chậm suy giảm trí nhớ thông qua các chất chống oxy hóa và chất kháng viêm. Anthocyanins trong các loại quả mọng cũng có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch bằng cách giảm các chất oxy hóa và giảm biểu hiện gen gây viêm.
Vitamin và khoáng chất
Vitamin là những vật liệu cần thiết cho tất cả các quá trình sinh hóa trong cơ thể con người, bao gồm vitamin A, C, D, E, K, B1, B2, B3, B6, B12, carotene, axit folic..Mỗi cơ quan trong cơ thể cần một loại chất dinh dưỡng khác nhau.
Ngoài ra, rất nhiều các chất khoáng như canxi, magiê, selen và kẽm cũng không nên bỏ qua. Đối với phụ nữ, họ cần một lượng phospho, canxi và sắt nhiều hơn để ngăn chặn sự xuất hiện của loãng xương và trầm cảm sau khi mãn kinh.
Nước
Hơn 80% của cơ thể được tạo thành từ nước. Nước là môi trường cơ bản cho tất cả các chức năng của cơ thể. Nếu bạn muốn được khỏe mạnh và có một tâm trạng tốt, bạn nên uống nhiều nước hơn, để tăng sự bài tiết chất thải trong cơ thể, và làm mới cơ thể và tâm trí, làm giảm những cảm xúc chán nản.
Biểu hiện trầm cảm
- Không cụ thể như viêm, sốt, trầm cảm là trạng thái mơ hồ của cơ thể mà mỗi người có một triệu chứng khác nhau.
Tuy nhiên, có thể nhận thấy rõ các biểu hiện điển hình: Đôi khi bạn cảm thấy buồn bã, thất vọng và thường dễ khóc, dễ tủi thân không vì một lý do cụ thể nào.
- Mất dần đi sự quan tâm, hứng thú với cuộc sống, kể cả chuyện chăn gối.
- Cảm thấy vô dụng, mặc cảm, có lỗi.
- Từng suy nghĩ về cái chết hoặc có ý định tự sát.
- Mất ngủ hoặc ngủ li bì.
- Mất cảm giác ăn ngon hoặc rối loạn thói quen ăn uống kèm theo sụt cân hoặc tăng cân không theo chủ định.
- Thường xuyên uể oải, mệt mỏi không rõ lý do.
- Khó tập trung suy nghĩ và khó đưa ra những quyết đinh.
- Có triệu chứng đau nhức cơ thể nhưng không đáp ứng với điều trị thuốc giảm đau thông thường.
- Cảm thấy bất ăn, bứt rứt và dễ bực bội, nổi nóng.
Nếu bạn thấy có một trong số những triệu chứng nêu trên kéo dài thường xuyên trong hơn 2 tuần, điều cần được thăm khám bởi một bác sĩ chuyên khoa tâm thần.
VnMedia
Thực tế có một số loại thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày của chúng ta có thể giúp làm giảm trầm cảm.
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống liên kết chặt chẽ với một số bệnh như bệnh tim, béo phì và tiểu đường. Tuy nhiên, những gì chúng ta tiêu thụ cũng có vẻ có ý nghĩa quan trọng cho não bộ: chế độ ăn không lành mạnh có thể làm tăng nguy cơ cho các bệnh về tâm thần và thần kinh, chẳng hạn như trầm cảm và chứng mất trí, trong khi chế độ ăn khỏe mạnh có thể ngăn ngừa được những bệnh đó.
Chất béo
Quá nhiều cholesterol là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim mạch và đột quỵ. Tuy nhiên, nếu mức cholesterol rất thấp, nó sẽ gây mệt mỏi và lâu ngày trở thành mãn tính. Hơn nữa, nó cũng là một trong những nguyên nhân của rối loạn tâm thần. Do đó, bạn nên chú ý để duy trì lượng cholesterol bình thường trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Ngoài ra, dầu cá là nguồn thức ăn tốt của các axit béo không bão hòa. Nghiên cứu y học đã chứng minh rằng nó có hiệu lực y tế trên một loạt các bệnh như bệnh tim, cao huyết áp, ung thư đường tiêu hóa, bệnh vẩy nến, và viêm khớp dạng thấp.
Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy uống dầu cá có thể cải thiện trầm cảm và lo âu. Do vậy nó cũng rất hiệu quả trong điều trị trầm cảm.
Cuộc sống hiện đại ngày càng nhiều bị trầm cảm. |
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, Polyphenols, cụ thể là anthocyanins, được tìm thấy trong quả và trái cây đậm màu và các loại rau có thể làm chậm suy giảm trí nhớ thông qua các chất chống oxy hóa và chất kháng viêm. Anthocyanins trong các loại quả mọng cũng có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch bằng cách giảm các chất oxy hóa và giảm biểu hiện gen gây viêm.
Vitamin và khoáng chất
Vitamin là những vật liệu cần thiết cho tất cả các quá trình sinh hóa trong cơ thể con người, bao gồm vitamin A, C, D, E, K, B1, B2, B3, B6, B12, carotene, axit folic..Mỗi cơ quan trong cơ thể cần một loại chất dinh dưỡng khác nhau.
Ngoài ra, rất nhiều các chất khoáng như canxi, magiê, selen và kẽm cũng không nên bỏ qua. Đối với phụ nữ, họ cần một lượng phospho, canxi và sắt nhiều hơn để ngăn chặn sự xuất hiện của loãng xương và trầm cảm sau khi mãn kinh.
Nước
Hơn 80% của cơ thể được tạo thành từ nước. Nước là môi trường cơ bản cho tất cả các chức năng của cơ thể. Nếu bạn muốn được khỏe mạnh và có một tâm trạng tốt, bạn nên uống nhiều nước hơn, để tăng sự bài tiết chất thải trong cơ thể, và làm mới cơ thể và tâm trí, làm giảm những cảm xúc chán nản.
Biểu hiện trầm cảm
- Không cụ thể như viêm, sốt, trầm cảm là trạng thái mơ hồ của cơ thể mà mỗi người có một triệu chứng khác nhau.
Tuy nhiên, có thể nhận thấy rõ các biểu hiện điển hình: Đôi khi bạn cảm thấy buồn bã, thất vọng và thường dễ khóc, dễ tủi thân không vì một lý do cụ thể nào.
- Mất dần đi sự quan tâm, hứng thú với cuộc sống, kể cả chuyện chăn gối.
- Cảm thấy vô dụng, mặc cảm, có lỗi.
- Từng suy nghĩ về cái chết hoặc có ý định tự sát.
- Mất ngủ hoặc ngủ li bì.
- Mất cảm giác ăn ngon hoặc rối loạn thói quen ăn uống kèm theo sụt cân hoặc tăng cân không theo chủ định.
- Thường xuyên uể oải, mệt mỏi không rõ lý do.
- Khó tập trung suy nghĩ và khó đưa ra những quyết đinh.
- Có triệu chứng đau nhức cơ thể nhưng không đáp ứng với điều trị thuốc giảm đau thông thường.
- Cảm thấy bất ăn, bứt rứt và dễ bực bội, nổi nóng.
Nếu bạn thấy có một trong số những triệu chứng nêu trên kéo dài thường xuyên trong hơn 2 tuần, điều cần được thăm khám bởi một bác sĩ chuyên khoa tâm thần.
VnMedia
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét