Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Trái tim và những điều thú vị có thể nhiều người chưa biết


Là bộ phận quan trọng nhất của hệ tuần hoàn, trái tim con người ẩn chứa nhiều điều thú vị liên quan đến tình dục, sức khỏe, bệnh tật và biểu tượng của tình yêu. 

Ai cũng biết rằng trái tim là bộ phận hoạt động không ngừng nghỉ trong cơ thể con người, kể từ khi chúng ta chào đời cho tới khi về với cõi vĩnh hằng. Tuy vậy, có một số điều thú vị mà nhiều người có thể chưa biết về trái tim:


trái tim và sức khỏe
Trái tim có quan hệ mật thiết với sức khỏe con người.

 

Cấu tạo của trái tim

 

Trái tim của mỗi người chỉ nặng từ 200 đến 425 gram và chỉ lớn hơn kích thước nắm tay của bạn một chút. Tuy nhiên suốt cuộc đời, trái tim của chúng ta có thể đập tới hơn 3,5 tỷ lần và thực tế, mỗi ngày, trái tim trung bình đập 100.000 lần và bơm được khoảng 7.571 lít máu đi nuôi cơ thể. Tim nằm trong lồng ngực, giữa hai lá phổi, hơi lệch về bên trái.

 Tim được bao bọc bởi một màng gồm hai lớp được gọi là màng ngoài tim, bao quanh trái tim như một cái túi. Lớp ngoài của màng ngoài tim bao quanh gốc của các mạch máu chính của tim và được giữ bởi các dây chằng cơ hoành với cột sống và các bộ phận khác của cơ thể. 

Lớp bên trong của màng ngoài tim được gắn vào cơ tim.
 Có một lớp dịch lỏng ở khoảng phân cách giữa hai lớp màng ngoài tim, cho phép trái tim di chuyển dễ dàng khi đập nhưng vẫn được gắn vào cơ thể.


cấu tạo của trái tim 1
Hình vẽ mô tả hoạt động của trái tim. 

Trái tim của chúng ta thực sự có bốn ngăn. Các khoang phía trên được gọi là tâm nhĩ trái và tâm nhĩ phải, và các buồng dưới được gọi là tâm thất trái và tâm thất phải. Có một vách cơ phân cách tâm nhĩ trái với tâm nhĩ phải gọi là vách liên nhĩ và ngăn cách tâm thất trái với tâm thất phải được gọi là vách liên thất. 

Tâm thất trái là căn phòng lớn nhất và vững chắc nhất trong trái tim của bạn. Thành tâm thất trái chỉ dày khoảng hơn 1cm, nhưng có lực đủ mạnh để đẩy máu qua van động mạch chủ đi nuôi toàn bộ cơ thể. Hoạt động của trái tim do thần kinh và các hệ thống nội tiết điều khiển.

 Hệ thống thần kinh có thể tăng hoặc giảm cường độ hay mức độ co bóp của tim. Tương tự như vậy, các hormone cũng có thể thay đổi cung độ của "biểu tượng tình yêu" này.

Tim và mạng lưới mạch máu tạo nên hệ tuần hoàn của chúng ta, trong đó trái tim hoạt động như một máy bơm đẩy máu tới các cơ quan thông qua một mạng lưới phức tạp gồm các động mạch, tiểu động mạch và mao mạch. Sau đó máu được trả lại cho tim thông qua các tiểu tĩnh mạch và tĩnh mạch. 

 

Nhịp tim

 

Khi bị kích thích, mỗi tế bào cơ tim đề đáp ứng tối đa để tạo ra một co bóp cực đại. Trong một phút, tim của bạn có thể bơm máu đến mọi tế bào trong cơ thể của bạn. Giả sử trong điều kiện thông thường, mỗi phút tim đập 70 nhị. Một lần tim đập, tâm thất tống ra được khoảng 70 cm3 máu. 

Như vậy trong một ngày đêm tim đập khoảng 100.000 lần và bơm được khoảng 7.571 lít máu vào hệ thống tuần hoàn và trong khoảng 70 năm, trái tim của một người bình thường đập hơn 2,5 tỷ nhịp và bơm 250 triệu lít máu giàu oxy thông qua khoảng 60.000 dặm của các nhánh mạch máu liên kết với nhau trong tế bào của các bộ phận cơ thể.

Nếu tất cả mạng lưới mạch máu trong cơ thể chúng ta được đặt nối tiếp nhau thì sẽ kéo dài tới hơn 96.500 km - nghĩa là đủ xa để đi được hai lần vòng quanh trái đất!

Tuy nhiên, trái tim không làm việc một mình. Hệ thần kinh vẫn luôn điều khiển hoạt động của tim dựa trên sự thay đổi của các yếu tố khác như: thời tiết, tình trạng căng thẳng hay mức độ hoạt động thể chất...

 Chính vì vậy mà nhịp tim sẽ tăng trong thời gian gắng sức và giảm trong khi nghỉ ngơi để đáp ứng đủ máu cho nhu cầu hoạt động của cơ thể.

nhịp tim 1

Trong một ngày đêm tim đập khoảng 100.000 lần và bơm được khoảng 7.571 lít máu vào hệ thống tuần hoàn.

 

Có thể điều khiển được trái tim

 

Các nhà y học Viện Karolinska ở Thuỵ Điển, kết hợp với các đồng nghiệp Đức và Hà Lan đã tìm thấy trong bộ não một nhóm tế bào thần kinh mới, điều chỉnh các chức năng tim mạch, ví dụ nhịp tim và huyết áp. Họ đã xác định rằng các tế bào này, cũng như các nơron được hình thành trong não nhờ các hocmon của tuyến giáp. 

Những người mà chức năng của tuyến giáp bị trục trặc khiến các nơron đó bị ảnh hưởng sẽ xuất hiện nguy cơ cao bị mắc các bệnh ở hệ tim mạch. Trước đây người ta cho rằng, hocmon tuyến giáp chỉ có ảnh hưởng đến tim. Song những nghiên cứu mới nhờ phát hiện ra các nơron nói trên, cho thấy nó có cả những ảnh hưởng gián tiếp nữa.


Cơ tim có tính tự động

 

Điều này có nghĩa là cơ tim có thể co bóp mà không cần sự điều khiển của cơ thể. Chẳng có gì lạ nếu bạn tách một quả tim một con vật ra khỏi cơ thể mà nó vẫn đập. Hay thậm chí, chỉ cần một mẫu cơ tim, sau khi tách khỏi cơ thể, nuôi trong môi trường dinh dưỡng vẫn sẽ co bóp theo nhịp. 

Điều này được giải thích do tim có hệ thống dẫn truyền tự động, giúp tim hoạt động độc lập, những vẫn chịu ảnh hưởng của hệ thần kinh.

những điều thú vị về trái tim 3
Cơ tim có thể co bóp mà không cần sự điều khiển của cơ thể. Chẳng có gì lạ nếu bạn tách một quả tim một con vật ra khỏi cơ thể mà nó vẫn đập.

Trái tim của phụ nữ

 

So với trái tim của nam giới thì trái tim phụ nữ nhỏ hơn. Trái tim của phụ nữ có trọng lượng trung bình từ 250-300g, còn trái tim nam giới nặng trung bình từ 300-350g. Phụ nữ cũng là đối tượng thường xuyên gặp các vẫn đề liên quan đến tim mạch.

 Trong nhiều thập kỷ qua, bệnh tim và các cơn đau tim đã được xem như là một loại bệnh và triệu chứng nguy hiểm chết người. Mỗi năm, bệnh tim làm tử vong 500.000 phụ nữ Mỹ, nhiều hơn nam giới 50.000.

 

Theo các nhà nghiên cứu, sở dĩ số nữ giới tử vong vì bệnh tim nhiều có thể là do ngoài những triệu chứng phổ biến thông thường của bệnh tim, họ còn thường có các triệu chứng khác của bệnh tim như buồn nôn, đau lưng... và họ lại không chú ý nhiều, thậm chí chủ quan với những triệu chứng này.

Trái tim cũng "biết" tự làm mới mình


Cho đến gần đây người ta vẫn nghĩ rằng trái tim không thể tự làm mới mình. Nhưng một nghiên cứu tại Trung tâm Y khoa New York đã tìm thấy thực ra trái tim với các tế bào gốc vẫn đang âm thầm trẻ hóa, ít nhất 3-4 lần trong một cuộc đời.


tuổi của trái tim 3

Trái tim cũng "biết" tự làm mới mình.


Cười to tốt cho tim mạch

 

Khi bạn cười, lưu lượng máu chảy về tim tăng nhiều hơn. Nghiên cứu cho thấy những lần cười rộ lên có thể gây hỏng bức tường mạch máu gọi là nội mạc. Thiệt hại đến nội mạc có thể dẫn tới việc thu hẹp các mạch máu và cuối cùng bệnh tim mạch.

 

Ngủ từ 7 đến 8 tiễng mỗi ngày để bảo vệ trái tim

 

Những người thường xuyên ngủ ít hơn 6 tiếng đồng hồ mỗi ngày có nguy cơ mắc các chứng bệnh tim cao hơn 3 lần so với những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày. Giấc ngủ giúp điều hòa hoạt động của chất insulin. Thiếu ngủ làm cho cơ thể tăng sự đề kháng với insulin và do đó làm tăng lượng đường trong máu. Điều này dẫn đến sự tăng cân và những bệnh về tim mạch.

 

Kiệt sức là một triệu chứng của bệnh tim nhưng lại thường bị coi nhẹ. Nếu bạn nhận thấy mình thường bị kiệt sức, mặc dù đã ngủ đủ giấc, hãy đi khám tại bệnh viện ngay.

 

Hãy uống cho trái tim

 

Các nhà khoa học khẳng định có những lợi ích từ màu đỏ của quả nho, nó có đầy đủ các chất chống oxy hóa nhất định. Kể từ khi màu tím được loại bỏ để làm cho nguyên liệu làm rượu vang trắng, nhiều nhà khoa học đã cho rằng, rượu vang trắng chẳng có gì tốt cho tim.

 

Các nhà nghiên cứu ĐH Y Harvard và Viện Lão hóa quốc gia Mỹ cho rằng, thành phần tự nhiên có trong rượu vang đỏ có thể giúp kéo dài tuổi thọ và ngăn cản các yếu tố nguy cơ bất lợi cho sức khỏe, do chế độ ăn nhiều chất béo gây ra. Còn theo một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp, rượu vang đỏ có ba cơ chế tác dụng: phòng chống ôxy hóa, giãn mạch và chống huyết khối.

 

Âm nhạc có tác dụng tốt đến trái tim

 

Theo một nghiên cứu mới được công bố tại Hội nghị Tim mạch Châu Âu diễn ra thường niên tại Amsterdam, Hà Lan, những giai điệu âm nhạc yêu thích của bạn giúp trái tim khỏe mạnh và giúp phục hồi nhanh các bệnh về tim mạch.

 

Bà Delijanin Ilic, dẫn đầu nhóm nghiên cứu cho biết: ”Khi chúng ta nghe nhạc, Endorphins-loại thuốc giảm đau tự nhiên của cơ thể sẽ được tiết ra từ não bộ và giúp cải thiện sức khỏe tim mạch”. 

Trong nghiên cứu này, Ilic và các cộng sự của bà đã khảo sát những bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch trong một thí nghiệm. Các bệnh nhân sẽ tập luyện hoặc nghe nhạc, thâm chí kết hợp cả hai trong thời gian 3 tuần. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhóm bệnh nhân kết hợp tập thể dục và nghe nhạc đã cải thiện 39% sức khỏe tim mạch, nhóm chỉ nghe nhạc tăng 19% và nhóm chỉ tập thể dục tăng 10% sức khỏe tim mạch.

 Sự kết hợp nghe nhạc và tập thể dục là biện pháp rất tốt giúp cải thiện chức năng tim mạch, tăng khả năng chịu đựng và đồng thời cũng là phương pháp bổ trợ khá tốt cho bệnh nhân mắc động mạch vành(CAD). Các nhà nghiên cứu cho biết thêm những loại nhạc cổ điển có vẻ có tác dụng tốt hơn cái loại nhạc khác.

Bà Ilic nói thêm: “Tuy nhiên, không có “âm nhạc lý tưởng cho tất cả mọi người”. Người bệnh nên chọn loại nhạc phù hợp với sở thích giúp họ thêm lạc quan, cảm thấy thư giãn và hạnh phúc”.

 

Một trái tim tan vỡ

 

Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy vỡ tim, theo nghĩa đen của từ này, là một dạng nguy cơ của tính mạng con người, hậu quả của các cơn đau tim hoặc suy tim. Chấn thương như vậy cũng có thể kích hoạt việc sản sinh các hóc-môn vào máu  tạm thời gây choáng váng cho trái tim.


trái tim tan vỡ 4

Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy vỡ tim, theo nghĩa đen của từ này, là một dạng nguy cơ của tính mạng con người, hậu quả của các cơn đau tim hoặc suy tim.

 

Các triệu chứng này giống như các triệu chứng của bệnh ngồi máu cơ tim – đau ngực và khó thở -  nhưng kiểu đau này có thể nhanh chóng qua đi trong ngày với thuốc và sự nghỉ ngơi.



Biểu tượng của tình yêu

 

Nặng khoảng 0,3 kg, nhưng khối cơ chứa đầy máu mà chúng ta gọi là trái tim trở thành biểu tượng toàn cầu của tình yêu. Người Hy Lạp tin rằng trái tim là thủ phủ của tinh thần.

 Người Trung Quốc cho rằng tim là trung tâm cho hạnh phúc và người Ai Cập nghĩ rằng các cảm xúc và trí tuệ đều phát sinh từ trái tim. Hầu như mọi người đều cho rằng tình yêu thường đều bắt nguồn từ trái tim đỏ máu, từ những nhịp tim đầy nhiệt huyết.


điều chưa biết về trái tim
Nặng khoảng 0,3 kg, nhưng khối cơ chứa đầy máu mà chúng ta gọi là trái tim trở thành biểu tượng toàn cầu của tình yêu.

 

Trái tim là bộ phận phải làm việc liên tục từ khi chúng ta sinh ra cho đến khi chúng ta qua đời. 

Để đảm bảo có một trái tim khỏe mạnh, hoạt động bền bỉ, hãy thay đổi những thói quen ăn uống và cách sống để khỏe mạnh hơn ngay hôm nay!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét