Đông
y cho rằng bí đi ngoài phần nhiều do đại tràng tích nhiệt, hoặc khí
trệ, hoặc lạnh ngưng lại, hoặc âm dương khí huyết suy hư, khiến cho chức
năng truyền dẫn của ruột già mất điều khiển.
Ngoài ra, bế tắc của phế
khí cũng có thể ảnh hưởng chức năng bài phân của đại tràng, cho nên Đông
y lại có phương pháp thông qua tuyên thông phế khí để chữa trị bí đi
ngoài.
Nguyên tắc ăn uống
- Nên ăn nhiều các thức ăn chứa nhiều chất xơ (xenlulose), như các loại rau và hoa quả tươi, các loại măng…
- Nên uống đủ nước 2 lít/ngày, giúp cho làm mềm phân.
- Ăn một số loại thức ăn có tác dụng nhuận tràng như mật ong, vừng, hạch đào, bơ, sữa trâu bò…
- Khi đun nấu món ăn, có thể cho tăng một chút dầu ăn, như dầu đậu, dầu hạt cải, dầu vừng, dầu lạc…
-
Ăn một số thức ăn chứa vitamin nhóm B một cách thích hợp, như các loại
đậu, lương thực thô, khoai lang, khoai tây…, để thúc đẩy nhu động ruột.
- Cấm kỵ các thức ăn loại kích thích như rượu mạnh, trà đặc, cà phê, hẹ, tỏi, ớt, ít ăn các thức ăn tanh mặn vị đậm.
Bài thuốc chọn lựa chữa trị bằng món ăn
- Nước sôi ấm một cốc, mỗi ngày vào buổi sáng sớm khi tỉnh dậy, uống lúc bụng đói, dùng cho người táo bón.
- Bắp cải 100g, dầu vừng vừa đủ, bắp cải dùng nước sôi chần chín, thêm dầu vừng trộn đều, dùng ăn cho người táo bón.
-
Hạch đào nhân, vừng, mật ong, mỗi thứ 50g, hạch đào nhân đập vỡ, rang
chín với vừng, sau cho vào mật ong, trộn đều dùng ăn, mỗi ngày 2 lần,
mỗi lần 2 thìa, dùng cho người già khí huyết không đầy đủ dẫn tới đi ngoài bí, váng đầu.
-
Sinh thủ ô 30g, gạo tẻ 100g, thủ ô sắc nước đậu, bỏ bã, thêm gạo tẻ
vào, lượng nước vừa đủ, nấu cháo, thêm gia vị dùng ăn, ngày 2 lần, dùng
cho người táo bón, mất ngủ.
- Khoai tây 250g, giã nát ép lấy nước, mỗi ngày sớm dậy uống một thìa khi bụng đói, dùng cho người phân khô kết.
-
Sữa trâu bò 250g, trứng gà 1 quả, mật ong vừa đủ, đập trứng gà vào sữa,
đun sôi, để ấm, cho vào mật ong vừa đủ, uống hết, mỗi ngày buổi sớm
uống một lần, dùng cho người táo bón.
-
Măng trúc 250g, dầu đậu, hành, gừng, mì chính vừa đủ. Măng thái lát
mỏng, xào với hành, gừng, dầu có thể cho nhiều một chút, sau khi chín
thêm mì chính, muối, dùng cho người thường táo bón.
-
Nhục thung dung 30g, hồ đào nhục 10g, gạo tẻ 100g. Nhục thung dung sắc
nước, bỏ bã, thêm vào gạo tẻ và hồ đào nhục đã đập vụn, nấu thành cháo,
ngày ăn 2 lần, mỗi lần 1 bát con, dùng cho người thận hư táo bón, đau
lưng mỏi gối.
- Củ cải trắng 250g, rửa sạch gọt vỏ thái miếng, thêm nước nấu nhừ dùng ăn. Dùng cho người bị táo bón dạng thói quen.
-
Mật ong 50g, dầu vừng 25g, dầu vừng đổ vào mật ong quấy đều, vừa khuấy
vừa cho thêm nước sôi ấm khiến nó loãng thành dịch thể đều, thì có thể
uống. Dùng cho người ruột khô táo bón, phân khô kết.
-
Hạnh nhân 10g, gạo nếp 50g, hạnh nhân sắc đặc bỏ bã, cho gạo nếp vào
nấu cháo dùng ăn, ngày 2 lần. Dùng cho người ho suyễn lâu ngày, táo bón.
-
Ruột già lợn 1 đoạn, thăng ma 15g, vừng 100g, rửa sạch ruột già, nhồi
thăng ma và vừng vào, hai đầu buộc chặt, cho vào trong nồi, thêm gừng
tươi, rượu, muối vừa đủ, dùng nước ninh chín để ăn. Dùng cho người táo
bón, lòi dom.
- Chuối tiêu 1 quả mỗi ngày ăn một lần.
- Quyết minh tử 30g, sắc uống thay trà, uống nhiều lần, dùng cho người mắt kém có táo bón.
Bệnh
táo bón trên lâm sàng thấy rất nhiều, nhất là ở người già và người béo.
Người bị táo bón ngoài số ít trường hợp do có bệnh ở đường ruột hoặc
của bệnh của tạng khác đưa đến, đa số là dạng thói quen.
Trong nhiều
loại nguyên nhân, thì ăn uống đóng vai trò khá quan trọng. Theo kết quả
nghiên cứu, chất xơ trong thực phẩm
làm khối lượng phân tăng lên đáng kể sẽ kích thích vận động đường ruột,
lại có thể bảo lưu thủy phần, tránh phân quá khô.
Cho nên người bị táo
bón nên thay đổi chế độ ăn, nên ăn nhiều rau chứa nhiều chất xơ, ngoài
ra cần chú ý đi đại tiện kịp thời, không nên nhịn lâu để đề phòng táo
bón.
Lưu ý những người bị táo bón lâu ngày chữa không đỡ phải đi bệnh
viện để tìm nguyên nhân gây bệnh và chữa trị kịp thời.
(Theo – Sức khỏe & Đời sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét