Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

4 điều có thể chưa biết về trí thông minh

Hãy cứ để mấy kẻ “biết tuốt” chứng minh rằng những gì ta biết không làm ta thông minh hơn. Bởi đó chỉ là “trí tuệ cứng” và nó khác xa “trí tuệ mềm”.
 
Thực chất, những gì bạn biết, dựa trên những thông tin tích lũy được từ sách báo, trường học.. thường được gọi là “trí tuệ cứng”, và nó khác với “trí tuệ mềm ” – một dạng trí tuệ ít cứng nhắc hơn, dựa ít hơn trên trí nhớ và dựa nhiều hơn trên tư duy khái quát, như khả năng xác định vấn đề, giải quyết vấn đề và lập luận. 

Trí tuệ là một thứ phức tạp, và nó chịu ảnh hưởng của những gì mà chúng ta làm mỗi ngày. Ví dụ, một bài viết trên tờ New York Time năm ngoái đã chỉ ra rằng có rất nhiều trường phổ thông ở Mỹ đang áp dụng những chương trình dạy cho học sinh cách để trở nên thông minh về mặt cảm xúc. 

Ý tưởng là những trẻ được dạy cách “quản lý” cảm xúc của mình, như học cách bình tâm mỗi khi lo lắng, sẽ học tập tốt hơn vì nhận thức của trẻ về bản thân sẽ cho phép chúng tập trung và công việc trước mắt. 

Tất cả những chi tiết vụn vặt này cho thấy rằng việc tìm hiểu về trí tuệ khó hơn nhiều,và trong quá trình đó, nhiều thông tin bị hiểu sai, nhất là trong những cuộc nói chuyện ngẫu nhiên mà có người phàn nàn về kiến thức tuyệt đối. Vì thế, dưới đây là 4 điều mà có thể bạn chưa từng biết về trí thông minh. 


4 điều có thể chưa biết về trí thông minh


Các trò chơi trí não không khiến bạn thông minh hơn
 
Với tỷ lệ bệnh Alzheimer và các bệnh sa sút trí tuệ khác ngày càng tăng, những công ty như Lumosity đã tự xây dựng thương hiệu cho mình như một giải pháp cho sự lão hóa của bộ não. 

Ý tưởng rất đơn giản: Hãy chơi những trò chơi liên quan đến nhớ từ ngữ, đặt đồ vật có hình dạng khác nhau vào đúng chỗ, và trí nhớ và sự chú ý của bạn sẽ được lợi. Mặc dù điều này là đúng, song quan niệm rằng những trò chơi này sẽ cải thiện trí thông minh nói chung lại là sai lầm. 

Các nhà nghiên cứu thấy rằng các trò chơi này giúp cho trí nhớ, sự chú ý và kỹ năng “đa nhiệm” tốt hơn. Nhưng với trí thông minh toàn diện, thì cả hai nghiên cứu đều cho thấy các trò chơi không cải thiện được trí thông minh. 

Trong một nghiên cứu, những người tham gia được làm một trong 3 bài test ở mức độ từ dễ đến khó. Kết quả cho thấy những người hoàn thành được bài test phức tạp có cải thiện về trí nhớ làm việc; tuy nhiên, “trí tuệ mềm” của họ vẫn giữ nguyên. 

Càng thông minh càng hay bị bệnh tâm thần
 
Nếu đã từng xem bộ phim A Beautiful Mind, dựa trên cuộc đời của John Nash, nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel, thì hẳn bạn sẽ nhớ cuộc chiến đấu của ông với bệnh tâm thần phân liệt. 

David Foster Wallace, một nhà văn nổi tiếng khác đã phải vật lộn với căn bệnh trầm cảm trong 20 năm - ông tự tử vào năm 2008.
Xu hướng bệnh tâm thần ở những trí tuệ của nhân loại có mặt cả Abraham Lincoln, Isaac Newton, và Ernest Hemingway. 

Mối liên quan này từ đâu mà ra? Các nghiên cứu về gen chịu trách nhiệm mã hóa những protein gắn can xi – có tên là neuronal calcium sensor-1 (NCS-1), đã thấy rằng gen này cũng chịu trách nhiệm về “độ đàn hồi synap” – nghĩa là độ mạnh của liên kết thần kinh dựa trên mức độ hoạt động của chúng. 

Những nghiên cứu trên cũng cho thấy tăng NCS-1 có liên quan với bệnh tâm thần phân liệt và rối loạn lưỡng cực. Nghĩa là độ đàn hôi mạnh hơn – đồng nghĩa với thông minh hơn – cũng có nghĩa là khả năng bị bệnh tâm thần cao hơn. 

Một nghiên cứu khác năm 2005 cột nghiên cứu khác năm 2005 cũng thấy rằng những người thực hiện tốt hơn các bài kiểm tra tốt cũng dễ bị rối loạn lưỡng cực hơn. 



4 điều có thể chưa biết về trí thông minh


Người ngủ muộn, dậy muộn, thường thông minh hơn
 
Nhiều nghiên cứu đã nói về tác hại của việc làm “cú đêm”. Dù là đèn từ máy tính hay TV hay chỉ đơn giản là thức khuya, thì việc bạn vẫn thức khi mà nhịp sinh học cho biết bạn nên ngủ cũng sẽ cản trở nhiều quá trình sinh học. Theo đó, nguy cơ bệnh như tiểu đường, ung thư hay các vấn đề về sinh sản sẽ tăng lên. 

Nhưng có một điều an ủi cho những người hay thức khuya; một vài nghiên cứu đã cho thấy các “cú đêm” có vẻ thông minh hơn “sơn ca” – những người dậy sớm. 

Một nghiên cứu từ năm 2009, dựa trên giả thuyết tương tác Savanna-IQ, cho rằng những người thông minh nhiều khả năng đi chệch khỏi những hoạt động thường ngày trong suốt lịch sử tiến hòa.

 Nói một cách đơn giản, nghiên cứu cho rằng do rất nhiều xã hội hoạt động vào ban ngày và ngủ yên vào ban đêm, nên những người trở nên hoạt động hoen vào ban đếm có lẽ là người thông minh hơn. Đồng thời, một nghiên cứu hồi năm ngoái đã thấy rằng các “cú đêm” thường ghi điểm cao hơn trong những bài test đánh giá khả năng lập luận, được xem là một chỉ số của trí tuệ toàn diện. 

Các bài test IQ là khá tệ trong việc đo trí thông minh
 
Trở lại với sự phức tạp của trí tuệ, và thực tế là có rất nhiều lĩnh vực trí tuệ khác nhau, nên sẽ là phi thực tế nếu tin rằng các bài test IQ có thể đo lường chính xác trí thông minh của một ai đó. 

Một nghiên cứu ở Canada năm 2012 ủng hộ ý tưởng này, cho rằng trí thông minh của một người thực sự được quyết định bởi trí nhớ ngắn hạn, kỹ năng lập luận, và khả năng ngôn ngữ - những điều không thể đo bằng một bài test IQ. Tác giả nghiên cứu cho rằng những yếu tố này độc lập và không liên quan đến nhau, và bạn có thể sáng chói ở mặt này nhưng lại dở tệ ở mặt khác. 

Trong một bài phỏng vấn với Scientific American, nhà tâm lý học W. Joel Schneider nói rằng hiệu quả của một bài test IQ thực ra tùy thuộc vào việc nó định kiểm tra cái gì. 

Ví dụ, nếu là năng lực học tập, thì phương pháp này “rất kém vì năng lực học tập bị ảnh hưởng bởi cơ hội học tập, những khác biệt về văn hóa, gia đình, và tính cách trong sự chuyên cần và cởi mở với học tập”. 

Khi được hỏi về IQ toàn diện, ông cho rằng mặc dù “ai đó có điểm IQ rất thấp trên một bài test cũng dễ gặp khó khăn trong nhiều lĩnh vực khác”. Một test IQ nhất định có thể đánh giá sai nhiều người theo cả hai hướng. 

Dù mối liên hệ giữa tất cả những yếu tố này rất chặt chẽ và khó tách rời, những phát hiện này chỉ nêu bật về sự phức tạp của bộ não con người. Do các test IQ ra đời khi mà quan niệm về trí thông minh khác với bây giờ, có lẽ đã đến lúc thay nó bằng một thứ khác tốt hơn. 

Theo Dân trí

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét