Mâm ngũ quả đã làm quang cảnh ngày Tết và không gian cúng thêm phần ấm áp, rực rỡ mà hài hoà.
Mâm ngũ quả bên cành đào, câu đối đỏ, bức
tranh tết, bánh chưng xanh… tạo nên khung cảnh ấm áp của mỗi gia đình
khi Tết đến xuân về.
Cứ
vào khoảng 28 tháng Chạp âm lịch thì nhà nhà đều cho bày mâm ngũ quả
ngày Tết kèm với nhiều sản vật khác trên bàn thờ. Mỗi vùng, miền có cách
trình bày mâm ngũ quả khác nhau. Với triết lý “cầu vừa đủ xài sung
túc”, người miền Nam chuộng năm loại quả: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài và
sung. Trong khi đó, người miền Bắc lại chưng chuối, bưởi, đào, hồng và
quýt.
Theo quan niệm của dân
gian thì “quả” (trái cây) được xem như biểu tượng cho thành quả lao động
một năm.
Ông cha ta chọn 5 loại trái cây để cúng đêm giao thừa là ngụ ý
rằng : Những sản vật này đựơc kết tinh từ công sức, mồ hôi, nước mắt
của con người lao động, kính dâng lên đất trời, thần thánh trong giờ
phút linh thiêng của vũ trụ vạn vật sinh tồn. Tư tưởng, hình ảnh ấy đã
ăn sâu và tâm thức của người Việt Nam bao đời nay.
Mâm
ngũ quả đã làm quang cảnh ngày Tết và không gian cúng thêm phần ấm áp,
rực rỡ mà hài hoà. Nó thể hiện sinh động ý tưởng triết lý – tín ngưỡng –
thẩm mỹ ngày Tết. Tìm hiểu về mâm ngũ quả cũng là tìm hiểu về nguồn
gốc, lịch sử, truyền thống tốt đẹp để chúng ta nhớ lại ông bà, tổ tiên.
Cách bày mâm ngũ quả miền Bắc:
Cách
trình bày truyền thống sẽ là nải chuối được đặt dưới cùng, ở giữa để đỡ
lấy toàn bộ các trái cây khác. Quả bưởi đặt giữa nải chuối, xung quanh
là hồng, quýt, đào bày đan xen vào nhau.
Mâm ngũ quả của miền Bắc.
Bưởi – dưa hấu: căng tròn, mát lành, hứa hẹn năm mới đầy ngọt ngào, may mắn.
Hồng – quýt: rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt.
Cách bày mâm ngũ quả miền Nam:
Người
ta thường chọn ba loại quả có hình dáng to và trọng lượng nặng là đu
đủ, dừa, xoài đặt lên mâm trước để lấy thế. Sau đó, bày những quả khác
chèn lên, để tạo thành một ngọn tháp.
Mâm ngũ quả của miền Nam.
Mâm
ngũ quả trong Nam vẫn cứ giữ nguyên truyền thống là mãng cầu, sung, dừa
xiêm, đu đủ, xoài mà các bà thường quan niệm sơ đẳng là “cầu – sung –
vừa – đủ – xài”.
Ngoài ra, bạn cần tham khảo vài cách chọn quả sau đây:
- Không nên rửa quả vì dính nước, quả sẽ mau héo.
- Chọn quả chắc, không trầy, còn cuống và lá để mâm quả xum xuê.
- Dưa hấu: Muốn biết quả ngon hay không, bạn búng tay vào vỏ
dưa. Âm thanh trầm, nghe bịch bịch, tức quả chưa bị nẫu.
- Quả quýt lõm phía dưới thường ngọt hơn.
- Quả bưởi tươi, ngon thường chắc, nặng.
Theo Yeutretho/Seatime
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét