Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013
Bí Quyết Chinh Phục Trái Tim Người Nghe Nhanh Nhất
Có thể bạn đã từng trải qua kinh nghiệm này: Bạn chuẩn bị bài thuyết trình rất kỹ nhưng khi bạn bước lên bục, khán giả không nghe bạn, bạn lúng túng không biết xoay sở ra sao, kết quả bài thuyết trình đó của bạn không được như bạn mong muốn, bạn bắt đầu sợ thuyết trình.
Nếu bạn đã từng trải qua chuyện đó thì đây là tin vui cho bạn: không chỉ bạn mà hầu như ai cũng trải qua cảm giác đó trong những lần đầu tiên thuyết trình trước đông người.
Một tin vui nữa là bạn có thể học được những cách giúp thu hút sự chú ý của khán giả trước khi đưa ra các luận điểm quan trọng. Bạn sẽ dần làm chủ được bí quyết thuyết trình trước đám đông. Dưới đây là 10 bí quyết dành cho bạn:
1.Nhấn mạnh: “Điều này là vô cùng quan trọng”.
Đây là cách diễn giả Quách Tuấn Khanh hay sử dụng trong các bài nói chuyện của mình trước khi ông đưa ra một luận điểm quan trọng nào đó. Hiệu quả thì các bạn có thể thấy rõ rệt, khi người nghe được cho biết điều họ sắp nghe là quan trọng, họ sẽ tập trung hơn, khi đó luận điểm của bạn được mọi người tiếp thu tốt hơn.
2. Tạo khoảng dừng.
Đó là việc bạn chủ động dừng lại chừng 2-3 giây trước khi đưa ra luận điểm. Việc này sẽ thu hút sự chú ý của khán giả bởi khán giả sẽ dễ mất tập trung khi chúng ta cứ nói với một giọng đều đều. Khoảng trống lúc này là cần thiết. Khoảng dừng phát huy tác dụng mạnh nhất khi trước đó bạn nâng được cao trào của buổi thuyết trình lên.
3. Làm cho khán giả cười.
Khi khán giả cười, họ trở nên cởi mở hơn, dẫn đến việc tiếp nhận thông tin tốt hơn. Một không khí vui vẻ sẽ giúp cho bạn và người nghe gần gũi nhau hơn, các thông điệp bạn đưa ra vì thế mà trở nên tin tưởng và có tác động mạnh mẽ hơn.
4. Hạ giọng nói.
Việc bạn giữ một giọng đều đều sẽ rất dễ khiến người nghe cảm thấy nhàm chán. Khi họ đã cảm thấy nhàm chán thì việc tiếp thu thông tin sẽ không được tốt, thông điệp bạn đưa ra sẽ không gây được sự chú ý và có tác động mạnh tới người nghe. Điều bạn nên làm là thỉnh thoảng nên điều chỉnh giọng điệu của mình, lúc lên cao, lúc xuống thấp.
5. Ngừng di chuyển trước khi đưa ra thông điệp.
Khán giả sẽ dễ bị chú ý bởi những hành động khác thường. Giả sử bạn là người hay di chuyển, hãy ngừng di chuyển trước khi bạn đưa ra một luận điểm quan trọng. Khán giả khi đang quen với sự di chuyển của bạn sẽ ngay lập tức phải để tâm khi đột nhiên bạn ngừng di chuyển.
6. Nhìn vào mắt khán giả.
Trong giao tiếp, con người có xu hướng cảm thấy gần gũi và quý trọng hơn những người mà trong lúc nói chuyện có ánh mắt hướng vào mình. Việc không nhìn vào mắt người đối diện tạo cho người đối diện cảm giác chúng ta đang không thành thật, đang có che giấu một điều gì đó.
Khi đã tạo cho người đối diện cảm giác đó thì thay vì chý ý vào nội dung bạn truyền tải thì họ lại chú ý nhiều đến việc suy nghĩ xem bạn đang che giấu điều gì.
7. Cười.
Nụ cười sẽ giúp xóa bỏ sự căng thẳng, hãy mỉm cười với khán giả.
8. Kể một câu chuyện.
Tránh xa lối giảng giải kiến thức theo hướng một chiều như thế nếu như bạn không muốn người nghe ngủ gật. Thay vì thế hãy tạo một không khí mới mẻ bằng cách kể cho họ một câu chuyện và khiến não họ phải tư duy.
9. Lặp lại luận điểm.
10. Tăng cường tương tác bằng âm thanh, hình ảnh.
Đó là những bí quyết để bạn làm chủ được buổi thuyết trình hay đám đông. Nhưng để hiểu sâu cách dùng và làm thế nào để ứng dụng một cách hiệu quả thì bạn cần có một người thầy.
NET YAHOO
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét